Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2012

Hạn chế lấy tủy răng trong điều trị nha khoa


Hiện nay việc khám răng định kì và điều trị nha khoa khá phổ biến. Điều này giúp duy trì sức khoẻ răng miệng và có được một hàm răng trắng khoẻ, nụ cười tự tin. Tuy nhiên có một số vấn đề về răng miệng mà bạn nên tìm hiểu rõ ràng để bảo vệ sức khoẻ lâu dài của chính mình.
lay-tuy
*Nếu không thật sự cần thiết thì không nên lấy tủy răng bởi vì: Những răng đã lấy tủy sẽ không còn được khỏe và rắn chắc như những răng còn tủy. Do vậy, sau khi làm, không nên cắn xé những vật cứng bằng những răng đó để tránh gãy, vỡ.
Nêu hình dung để dễ hiểu bạn có thể so sánh độ bền dẻo giữa một cây đang sống (xanh tươi) với một cây gỗ (cây đã chết ). Có thể thời gian đầu mức độ chịu lực, dẻo dai không chênh lệch đáng kể nhưng sẽ có sự thay đổi lớn sau 8 – 10 năm. Răng sống (răng còn tủy) và răng chết (răng đã chữa tủy) cũng tương tự như vậy.
Điều cần lưu ý là một chiếc răng sống của bạn có thể sử dụng và tồn tại suốt đời bạn nếu được chăm sóc đúng cách.
Đối với răng đã lấy tủy thì độ bền chỉ trong vòng từ 15 – 25 năm. Càng về sau, răng càng dòn và dễ bị mẻ, vỡ …đôi khi gãy ngang.
Do đó, bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định cho phép Bác sĩ chuyên khoa điều trị tủy răng hay không.
*Các điều trị nha khoa phổ biến và không cần lấy tủy:
+ Răng bị sâu nhẹ, không đau nhức.
+ Phục hình mão, cầu răng cho các răng sâu, mẻ, vỡ lớn nhưng chưa lộ tủy.
+ Phục hình thẩm mỹ răng: răng sậm, tetracycline, răng thưa… mà không cần chỉnh dạng răng, cung răng (giảm hô, móm,…) nhiều.
*Một số dấu hiệu cho thấy việc cần điều trị ống chân răng là:
+ Bị đau hoặc nhói khi nhai.+ Nhạy cảm với thức ăn nóng và lạnh.
+ Sâu răng nặng hoặc chấn thương gây áp-xe (nhiễm trùng) trong xương.Do đó, để hạn chế việc lấy tủy răng không cần thiết khi đi làm răng, bạn cần thăm hỏi kỹ lưỡng. Luôn ưu tiên các giải pháp bảo toàn mô răng thật và hạn chế lấy tủy răng tối đa.

Bệnh tủy răng: Nguyên nhân và cách chữa


Tủy răng là một loại tổ chức liên kết chứa nhiều mạch máu và thần kinh nằm ở giữa răng, có ở cả thân răng và chân răng, tủy thân răng được bao bọc bởi ngà răng và men răng, tủy chân răng được bao phủ bởi ngà răng và cement răng.
Chăm sóc răng thường xuyên để tránh viêm tủy răng.
tranh-viem-tuy-rang
Nguyên nhân bị bệnh do đâu?
Viêm tủy thường bắt đầu từ sâu răng, sâu răng gây ê buốt khi có nóng, lạnh, chua, ngọt. Nếu trong giai đoạn này răng sâu được chữa trị kịp thời thì sẽ tránh được bệnh tủy răng. Ngoài ra bệnh tủy răng còn có thể do các nguyên nhân khác như vỡ hay mẻ răng, do chấn thương làm đứt mạch máu nuôi tủy răng, mòn răng quá nhiều, viêm tủy do viêm quanh răng.
Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tủy răng
Viêm tủy răng có thể là viêm cấp hoặc viêm mạn, viêm cấp gây ra những cơn đau dữ dội, viêm mạn có thể đau cơn hoặc đau liên tục, cường độ đau ít hơn viêm cấp.
Đau răng thành từng cơn, vừa đau vừa buốt hoặc chỉ đau mà không buốt, mỗi cơn đau thường kéo dài từ 3 đến 30 phút, có thể đau mức độ nhẹ tại chỗ hoặc đau dữ dội lan ra xung quanh và lên đầu, đau có thể giật theo mạch nhịp đập. Cơn đau xuất hiện tự nhiên hoặc sau khi có kích thích hoặc thay đổi áp suất (ví dụ đi máy bay), khi hết cơn đau bệnh nhân lại thấy dễ chịu hoàn toàn. Đau tủy răng là một cấp cứu nha khoa, nhiều trường hợp bệnh nhân đau uống thuốc giảm đau không tác dụng. Khi người bệnh nhai vào răng viêm tủy thì hơi đau, có thể có cảm giác răng lung lay. Nếu không được điều trị thì đau tủy kéo dài tới khi tủy chết, nhiều người bệnh chủ quan cho rằng răng đã tự khỏi mà không biết rằng nhiễm khuẩn sẽ đi ra vùng quanh chóp chân răng. Răng viêm tủy có thể có lỗ sâu, vỡ rạn răng, mòn răng hoặc viêm nha chu.
Hậu quả của viêm tủy răng
Tủy răng viêm sẽ bị sung huyết, tuy nhiên tủy răng được bao bọc bởi một vỏ cứng nên không thể phồng lên được, điều này dẫn đến tăng áp suất trong buồng tủy gây chết tủy. Răng chết tủy không được điều trị dẫn đến viêm quanh chóp chân răng, áp xe quanh chóp răng.
Điều trị bệnh tủy răng
Bệnh nhân đau tủy răng có thể dùng thuốc giảm đau tạm thời, khi dùng thuốc phải chú ý tác dụng phụ của thuốc trên đường tiêu hóa và tác dụng toàn thân khác, cần phải khẩn trương đến bác sĩ răng hàm mặt để điều trị triệt để bệnh tủy răng.
Bệnh nhân có răng đau tủy cần tới bác sĩ nha khoa để khám chẩn đoán bệnh và tình trạng mô răng. Nếu răng có chỉ định nhổ thì nên nhổ răng sớm để loại bỏ triệu chứng đau, nếu răng có chỉ định bảo tồn thì sẽ được điều trị tủy. Nếu bệnh nhân đau ít, cơn đau ngắn (3-5 phút) thì có thể theo dõi tủy răng, nếu răng bị sâu thì cần làm sạch ngà mủn vì ngà mủn có nhiều vi khuẩn rồi trám kín bằng hydroxit canxi, tránh kích thích nóng, lạnh, chua, ngọt. Nếu đau giảm thì không cần lấy bỏ tủy răng, thời gian theo dõi khoảng 6 tháng. Nếu đau tăng lên thì cần lấy bỏ tủy, bệnh nhân sẽ được bác sĩ gây tê tại chỗ quanh chân răng và khoan mở tủy, lấy sạch tủy và tạo hình hệ thống ống tủy để các ống tủy có hình thuôn thích hợp cho việc hàn kín ống tủy. Hiện nay có nhiều loại dụng cụ nong và phương pháp tạo hình ống tủy nhưng đều có đặc điểm chung là dùng các lưỡi cắt trên cây nong ống tủy để lấy bớt ngà ở thành ống tủy và mở rộng ống tủy, trong quá trình nong rộng này không được đưa dụng cụ đi ra ngoài chóp răng. Việc lấy bỏ tủy và nong rộng ống tủy đòi hỏi sự kiên trì tỉ mỉ, có những trường hợp ống tủy nhỏ phải nong ống tủy rộng ra rồi mới lấy được hết tủy. Trong quá trình nong rộng ống tủy sẽ tạo ra các mùn ngà, một phần việc quan trọng là không được đẩy các mùn ngà xuống chóp chân răng. Quá trình nong rộng ống tủy phải kết hợp với bơm rửa nước natri hypochlorid 2,5% và các dung dịch bôi trơn để đưa các mùn ngà ra ngoài.
Sau khi ống tủy đã được làm sạch và tạo hình thuôn thích hợp cho việc trám kín thì bác sĩ nha khoa sẽ đo chiều dài ống tủy bằng máy đo độ dài (máy apex locator), làm khô ống tủy và hàn ống tủy bằng gutta-percha, đây là một loại nhựa cây có tính dẻo tương đối, chảy lỏng khi làm nóng và được bơm vào ống tủy. Quá trình hàn ống tủy được kiểm soát bằng Xquang, gutta-percha có đặc tính khi nguội sẽ co lại, do đó gutta-percha sau khi nguội sẽ được ép chặt vào các thành ống tủy bằng các cây lèn thích hợp, sau đó bác sĩ tiếp tục bơm thêm gutta-percha, lỗ sâu thân răng sẽ được hàn bằng amalgam hoặc composite.
Phòng ngừa bệnh tủy răng
Để phòng tránh bệnh viêm tủy răng, mỗi người nên đi kiểm tra răng định kỳ 6 tháng 1 lần để phát hiện các răng sâu và chữa kịp thời, nếu có bệnh viêm lợi và viêm quanh răng thì nên chữa trị ngay, tránh không nhai vật cứng như xương, vỏ cua biển.

Viêm tủy cấp và việc chữa tủy răng không đau


Viêm tủy cấp là tình trạng phản ứng viêm của hệ thống mạch máu và thần kinh nằm trong các ống tủy của các chân răng.
 
viem-tuy-cap
Viêm tủy cấp là tình trạng phản ứng viêm của hệ thống mạch máu và thần kinh nằm trong các ống tủy của các chân răng trước các tác nhân gây hại như vật lý , hóa học, đặc biệt là vi khuẩn
Viêm tủy cấp là tình trạng phản ứng viêm của hệ thống mạch máu và thần kinh nằm trong các ống tủy của các chân răng trước các tác nhân gây hại như vật lý, hóa học và đặc biệt là vi khuẩn. Phản ứng viêm này dẫn tới sự gia tăng áp lực lên trên các đầu nút thần kinh có trong ống tủy, các ống tủy này là các khoang cứng không thay đổi thể tích nên việc tăng áp lực này gây ra cảm giác đau buốt, có khi có cảm giác lan ra toàn hàm răng (dù chỉ bị đau 1 răng) hoặc lan lên thái dương, đỉnh đầu. Cơn đau tăng lên khi ở tư thế cúi thấp đầu và đặc biệt tăng lên vào ban đêm khiến bệnh nhân mất ngủ. Dùng thuốc giảm đau cho viêm tủy cấp ít hiệu quả vì không làm giảm được áp lực này. Phương pháp giảm đau duy nhất là phải chữa tủy để lấy đi phần tủy viêm và làm giảm áp lực trong buồng tủy. Tuy nhiên đối với nhiều người, việc chữa tủy răng là một nỗi sợ hãi và ám ảnh vì việc chữa tủy đồng nghĩa với những cơn đau buốt kinh khủng lúc lấy tủy và với cơn đau âm ỉ dai dẳng sau những lần hẹn điều trị đầu tiên. Tại Nha khoa Đại Việt, nỗi ám ảnh đó sẽ được giải tỏa vì các răng viêm tủy sẽ được điều trị đúng cách, được gây tê toàn diện lúc lấy tủy. Còn gì hạnh phúc hơn khi bạn đang bị một cơn đau tủy hành hạ làm mất ăn mất ngủ nhưng chỉ cần tới gặp bác sỹ, cơn đau đó lập tức chấm dứt và bạn ra về vui vẻ như chưa từng có cơn đau kinh khủng đêm hôm trước.
Khi tới khám, răng bị đau trước tiên sẽ được thăm khám kỹ để tìm ra nguyên nhân gây viêm tủy như lỗ sâu lớn, mòn cổ, sang chấn khớp cắn, nứt răng đồng thời được chụp phim răng để phát hiện các nguyên nhân kín đáo (như sâu ở dưới cổ răng, sâu mặt bên) và để đánh giá tình trạng hệ thống ống tủy trước khi điều trị. Khi đã có chẩn đoán đầy đủ và toàn diện, răng viêm tủy cấp sẽ được chỉ định lấy tủy cấp cứu (đây được coi là một cấp cứu trong nha khoa). Với một liều thuốc tê vừa đủ và tiêm đúng cách, bệnh nhân sẽ không còn cảm giác đau và bác sỹ sẽ mở buồng tủy, lấy bỏ toàn bộ tủy buồng và một phần hoặc toàn bộ tủy chân tùy trường hợp, áp lực trong buồng tủy sẽ lập tức giảm và bệnh nhân sẽ không còn chịu một cơn đau nào nữa. Việc làm sạch hoàn toàn, tạo hình và hàn kín theo ba chiều không gian toàn bộ hệ thống ống tủy sẽ được thực hiện ở lần hẹn kế tiếp. Giữa hai lần hẹn, răng bị viêm tủy cấp sẽ được băng thuốc ống tủy bằng Canxi Hydroxit nhằm sát trùng hệ thống ống tủy.

Điều trị viêm tủy răng


Viêm tuỷ răng chủ yếu là do các loại vi khuẩn tồn tại trong miệng. Bệnh cũng có thể do nhiễm độc hóa chất, sang chấn, thay đổi áp suất môi trường…
Tủy răng là một tổ chức đặc biệt gồm mạch máu, thần kinh… nằm trong một hốc giữa ngà răng (hốc tủy răng). Các tổ chức tủy răng thông với cơ thể qua các lỗ rất nhỏ ở cuống răng.
Nguyên nhân gây nên viêm tủy răng:
Thường gặp nhất là do vi khuẩn. Các loại vi khuẩn tồn tại ở trong miệng, xâm nhập vào tủy răng chủ yếu qua các lỗ sâu răng và qua các cuống răng… Ngoài ra viêm tủy răng có thể có nguyên nhân do hóa chất (nhiễm độc chì, thủy ngân…), do yếu tố vật lý (sang chấn, thay đổi áp suất môi trường…) Một số trường hợp không tìm thấy nguyên nhân.
Biểu hiện bệnh:
Viêm tủy răng là một phản ứng bảo vệ của tủy răng đối với các tác nhân gây bệnh, bệnh có thể diễn biến qua nhiều giai đoạn, nhiều dạng thương tổn khác nhau:
viem-tuy-rang
Viêm tủy răng có hồi phục (tiền tủy viêm): Nguyên nhân gây tiền tủy viêm thường do sâu răng. Người bệnh tự nhiên thấy xuất hiện cơn đau, đau thoáng qua. Ban đêm dễ cảm nhận thấy cơn đau hơn, dễ nhầm với cảm giác ê buốt của sâu răng. Nếu có nguồn kích thích: cơ học, nóng, lạnh có thể xuất hiện cơn đau hoặc gia tăng cường độ đau. Giai đoạn này tồn tại không lâu, nếu không được điều trị sẽ chuyển sang các thể viêm tủy khác.
Viêm tủy răng cấp: Người bệnh tự nhiện xuất hiện cơn đau, đau từng cơn dữ dội, đau đến chảy nước mắt, nước mũi, khi thức ăn lọt vào lỗ sâu, khi uống nước lạnh làm đau tăng lên, đau lan ra các răng kế cận. Hết cơn đau, người bệnh lại bình thường. Trường hợp viêm tủy răng cấp tính có mủ, người bệnh đau dữ dội hơn, đau giật như mạch đập, như gõ trống trong tai, răng đau có cảm giác lung lay nhẹ và trồi cao hơn các răng khác.
Viêm tủy mạn tính: Người bệnh thường đau tự nhiên từng cơn âm ỉ, đau liên tục hàng giờ, khoảng cách giữa các cơn đau rất ngắn, đau nhiều hơn về đêm. Các kích thích cơ học làm gia tăng cơn đau. Khi đau ít lan hơn nên người bệnh dễ nhận biết răng đau.
Tủy răng hoại tử: Tủy răng bị viêm không được điều trị sẽ dẫn đến hoại tử. Trường hợp này thường bệnh nhân không thấy đau.
Điều trị và phòng bệnh:
Dùng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ. Sau đó điều trị viêm tủy răng tại các cơ sở chuyên khoa (lấy bỏ tủy răng, hàn kín ống tủy…)
Chú ý giữ gìn vệ sinh răng miệng để phòng bệnh sâu răng.

Chữa tủy răng



dieu-tri-tuy-rang

Tủy răng là một loại tổ chức liên kết chứa nhiều mạch máu và thần kinh nằm ở giữa răng, bên trong hai lớp mô cứng
 là men và ngà răng, tủy răng có ở cả thân răng và chân răng, tủy thân răng được bao bọc bởi ngà răng và men răng, tủy chân răng được bao phủ bởi ngà răng và cement răng. Mục đích quan trọng của việc chữa tủy răng là lấy hết được tủy răng bị viêm ra khỏi toàn bộ hệ thống ống tủy và hàn trám bù đầy đủ chất hàn vào hệ thống ống tủy đó để bảo tồn răng, giữ lại răng thực hiện chức năng ăn nhai mà không còn triệu chứng đau đớn của viêm tủy răng

Nguyên nhân bị bệnh do đâu?
Viêm tủy thường bắt đầu từ sâu răng, sâu răng gây ê buốt khi có nóng, lạnh, chua, ngọt. Nếu trong giai đoạn này răng sâu được chữa trị kịp thời thì sẽ tránh được bệnh tủy răng. Ngoài ra bệnh tủy răng còn có thể do các nguyên nhân khác như vỡ hay mẻ răng, do chấn thương làm đứt mạch máu nuôi tủy răng, mòn răng quá nhiều, viêm tủy do viêm quanh răng.
Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tủy răng
Viêm tủy răng có thể là viêm cấp hoặc viêm mạn, viêm cấp gây ra những cơn đau dữ dội, viêm mạn có thể đau cơn hoặc đau liên tục, cường độ đau ít hơn viêm cấp.
Đau răng thành từng cơn, vừa đau vừa buốt hoặc chỉ đau mà không buốt, mỗi cơn đau thường kéo dài từ 3 đến 30 phút, có thể đau mức độ nhẹ tại chỗ hoặc đau dữ dội lan ra xung quanh và lên đầu, đau có thể giật theo mạch nhịp đập. Cơn đau xuất hiện tự nhiên hoặc sau khi có kích thích hoặc thay đổi áp suất (ví dụ đi máy bay), khi hết cơn đau bệnh nhân lại thấy dễ chịu hoàn toàn. Đau tủy răng là một cấp cứu nha khoa, nhiều trường hợp bệnh nhân đau uống thuốc giảm đau không tác dụng. Khi người bệnh nhai vào răng viêm tủy thì hơi đau, có thể có cảm giác răng lung lay. Nếu không được điều trị thì đau tủy kéo dài tới khi tủy chết, nhiều người bệnh chủ quan cho rằng răng đã tự khỏi mà không biết rằng nhiễm khuẩn sẽ đi ra vùng quanh chóp chân răng. Răng viêm tủy có thể có lỗ sâu, vỡ rạn răng, mòn răng hoặc viêm nha chu.
Hậu quả của viêm tủy răng
Tủy răng viêm sẽ bị xung huyết, giãn mạch, tăng áp lực trong lòng mạch. Tuy nhiên tủy răng được bao bọc bởi một vỏ cứng nên không thể phồng lên được, điều này dẫn đến tăng áp suất trong buồng tủy gây chết tủy. Răng chết tủy không được điều trị dẫn đến viêm quanh chóp chân răng, áp xe quanh chóp răng.
 
viem-tuy-rang
Hậu quả của viêm tủy còn là việc vi khuẩn xâm nhập qua hệ thống ống tủy tới vùng chóp răng gây viêm và apxe quanh chóp răng
Điều trị bệnh tủy răng
Bệnh nhân đau tủy răng có thể dùng thuốc giảm đau tạm thời, khi dùng thuốc phải chú ý tác dụng phụ của thuốc trên đường tiêu hóa và tác dụng toàn thân khác, cần phải khẩn trương đến bác sĩ răng hàm mặt để điều trị triệt để bệnh tủy răng.
Bệnh nhân có răng đau tủy cần tới bác sĩ nha khoa để khám chẩn đoán bệnh và tình trạng mô răng. Nếu răng có chỉ định nhổ thì nên nhổ răng sớm để loại bỏ triệu chứng đau, nếu răng có chỉ định bảo tồn thì sẽ được điều trị tủy. Nếu bệnh nhân đau ít, cơn đau ngắn (3-5 phút) thì có thể theo dõi tủy răng, nếu răng bị sâu thì cần làm sạch ngà mủn vì ngà mủn có nhiều vi khuẩn rồi trám kín bằng hydroxit canxi, tránh kích thích nóng, lạnh, chua, ngọt. Nếu đau giảm thì không cần lấy bỏ tủy răng, thời gian theo dõi khoảng 6 tháng, phương pháp này gọi là hàn theo dõi. Nếu đau tăng lên thì cần lấy bỏ tủy, bệnh nhân sẽ được bác sĩ gây tê tại chỗ quanh chân răng và khoan mở tủy, lấy sạch tủy và tạo hình hệ thống ống tủy để các ống tủy có hình thuôn thích hợp cho việc hàn kín ống tủy. Hiện nay có nhiều loại dụng cụ nong và phương pháp tạo hình ống tủy nhưng đều có đặc điểm chung là dùng các lưỡi cắt trên cây nong ống tủy để lấy bớt ngà ở thành ống tủy và mở rộng ống tủy, trong quá trình nong rộng này không được đưa dụng cụ đi ra ngoài chóp răng. Việc lấy bỏ tủy và nong rộng ống tủy đòi hỏi sự kiên trì tỉ mỉ, có những trường hợp ống tủy nhỏ phải nong ống tủy rộng ra rồi mới lấy được hết tủy. Trong quá trình nong rộng ống tủy sẽ tạo ra các mùn ngà, một phần việc quan trọng là không được đẩy các mùn ngà xuống chóp chân răng. Quá trình nong rộng ống tủy phải kết hợp với bơm rửa nước natri hypochlorid 2,5% và các dung dịch bôi trơn để đưa các mùn ngà ra ngoài.
Toàn bộ hệ thống tủy răng bị viêm do vi khuẩn xâm nhập qua lỗ sâu răng ở mặt nhai
Điều trị tủy được bắt đầu bằng việc mở một đường vào từ đáy lỗ sâu giữa mặt nhai
cach-lay-tuy-rang
Dùng dụng cụ loại bỏ hết mô tủy trong hệ thống ống tủy và tạo hình ống tủy nhằm thuận lợi cho quá trình hàn tủy

dieu-tri-tuy-rang
Khi hệ thống ống tủy đã được tạo hình hoàn thiện, trám đầy bằng nhựa Gutta-pecha
Bác sĩ nha khoa sẽ đo chiều dài ống tủy bằng máy đo độ dài (máy apex locator), sau khi ống tủy đã được làm sạch và tạo hình thuôn thích hợp cho việc trám kín thì làm khô ống tủy và hàn ống tủy bằng gutta-percha, đây là một loại nhựa cây có tính dẻo tương đối, chảy lỏng khi làm nóng và được bơm vào ống tủy. Quá trình hàn ống tủy được kiểm soát bằng Xquang kỹ thuật số, gutta-percha có đặc tính khi nguội sẽ co lại, do đó gutta-percha sau khi nguội sẽ được ép chặt vào các thành ống tủy bằng các cây lèn thích hợp, sau đó bác sĩ tiếp tục bơm thêm gutta-percha, lỗ sâu thân răng sẽ được hàn bằng amalgam hoặc composite.

Máy đo chiều dài ống tủy
Các răng sau khi lấy bỏ tủy răng có tuổi thọ và cảm giác kém hơn răng còn tủy, dễ bị gãy vỡ do giòn hơn, đổi màu răng sau 3 đến 5 năm điều trị bởi không còn tủy là cơ quan cảm giác và dinh dưỡng cho răng nữa. Răng đã được điều trị tủy nên được bọc bảo vệ bởi một vỏ răng nhân tạo có thể bằng sứ hoặc thép để tăng cường tính chịu lực, giảm nguy cơ gãy vỡ cho răng
Chụp bọc nhân tạo cho răng, có hình thể và màu sắc giống hệt màu răng
Phòng ngừa bệnh tủy răng
Để phòng tránh bệnh viêm tủy răng, mỗi người nên đi kiểm tra răng định kỳ 6 tháng 1 lần để phát hiện các răng sâu và chữa kịp thời, nếu có bệnh viêm lợi và viêm quanh răng thì nên chữa trị ngay, tránh không nhai vật cứng trong khẩu phần ăn như sụn, bánh mì, cá mực…

Gắn kim cương lên răng


Phong trào mới tại Việt Nam: Gắn Kim Cương Trên Răng Khẽ cười duyên một chút, cô gái để lộ ra chiếc răng khểnh được gắn một viên kim cương nhỏ xíu.
Để có nụ cười lấp lánh này, cô đã đầu tư mất khoảng 700,000 đồng tức khoảng 50 đô-la, và khoảng 10 phút ở phòng nha khoa. Không chỉ cô gái này mà nhiều người bạn cùng lứa với cô cũng rất khoái gắn đá quý trên hàm răng của mình. Răng trắng đều tăm tắp thôi chưa đủ, có thêm viên kim cương lấp lánh ở chiếc răng xinh khiến những cô gái này thấy mình có vẻ sành điệu hơn và cũng thích cười hơn.
Đây là phong trào mới nhất ở Việt Nam hiện nay là gắn kim cương vào răng. Kim cương thường có giá khá cao, tuy nhiên, những viên kim cương dùng để gắn lên răng thường thuộc loại tấm chỉ cỡ 2 ly.
Giá của chúng chỉ vào khoảng 500 đến 800,000 đồng một viên. Việc gắn kim cương bây giờ cũng rất dễ dàng. Ra một hàng đá quý, các cô chọn mua một viên kim cương dạng tấm. Sau đó, họ có thể vào các phòng nha khoa để gắn viên kim cương cỡ nhỏ này lên răng.
Hiện nay rất nhiều phòng khám răng nhận làm dịch vụ này ngay cả một số bệnh viện cũng sẵn sàng phục vụ với giá 200,000 – 400.000 đồng. Công đoạn gắn kim cương lên răng rất đơn giản, chỉ cần 10 phút là xong.
Đầu tiên, bác sĩ tạo một lỗ nhỏ vào bề mặt răng, rồi dùng keo đặc biệt gắn viên kim cương vào răng. Sau đó chiếu đèn halogen để kết dính kim cương vào răng. Theo các bác sĩ, việc gắn kim cương lên răng không có tác hại gì. Kim cương sẽ gắn chặt với răng suốt đời mà không dễ bị rời ra.
Tuy nhiên, khi đánh răng cũng cần phải giữ gìn đôi chút như với những chiếc răng được hàn. Gắn chặt như vậy, nhưng những hạt kim cương nhỏ này vẫn có thể tháo khỏi răng khi người gắn muốn. Không chỉ gắn vào răng thật, có một số người chọn cách trồng thêm chiếc răng khểnh giả, sau đó đính kim cương lên chiếc răng giả này

Thứ Năm, 29 tháng 11, 2012

Cách chăm sóc và giữ gìn răng sứ


Cách chăm sóc và bảo vệ răng sứ cũng như răng thông thường, nên trực tiếp đến Nha Khoa 6 tháng một lần kiểm tra định kỳ và lấy vôi răng thường xuyên,để hạn chế các nguyên nhân dẫn đến các bệnh về răng miệng gây ảnh hưởng đến sức khỏe mỗi người.
Ngoài ra cách chăm sóc răng miệng hàng ngày cũng rất quan trọng : Đánh răng đúng cách không chỉ quan tâm dùng kem và bàn chải thích hợp,hoặc đánh nhiều lần. Theo các chuyên gia và bác sĩ nha khoa, nên đánh răng sau các bữa ăn và nhất là trước khi đi ngủ. Đặc biệt chải răng kỹ trước khi đi ngủ sẽ giúp giảm nguy cơ sâu răng đến 25% so với chỉ chải răng 1 lần trong ngày. Đồng thời dùng nước súc miệng đúng , đủ liều lượng với nồng độ phù hợp để không làm tổn thương niêm mạc… là những cách bảo vệ hiệu quả nhất để có hàm răng chắc khỏe.
dung-chi-nha-khoa
Dùng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng.
Hạn chế ăn thức ăn ngọt như bánh kẹo, nước đường; nên ăn các loại rau, củ, trái cây tươi; không nên hút thuốc lá; khi không có điều kiện đánh răng sau khi ăn thì có thể thay thế bằng cách nhai kẹo cao su không đường, vì nhai kẹo cao su giúp miệng tiết nước bọt, hạn chế các mảng bám trên răng.
Răng sứ cũng như răng thông thường : không nên ăn những thức ăn cứng,khó nhai vì khi bạn cắn nếu không biết cách dùng lực cân bằng rất dễ làm bể răng. Sau khi ăn để làm sạch kẽ răng nên sử dụng chỉ nha khoa một cách nhẹ nhàng, đúng cách, chỉ nha khoa không chỉ làm sạch chất đường trong miệng mà còn loại bỏ mảng bám đóng lại ở bề mặt răng mà không làm tổn thương nướu nhằm tránh bị tụt nướu.
cham-soc-rang-su2
Ngày nay với một hàm răng xấu mất thẩm mỹ trên gương mặt không còn là nỗi bận tâm, giải quyết được khuyết điểm đó , tại Nha Khoa giải pháp phục hình thẩm mỹ bằng răng sứ đang được nhiều sự lựa chọn của Bác Sĩ và bệnh nhân,đó như một nhu cầu thiết thực và chính đáng. Tuy nhiên, làm sao để có được một răng sứ lý tưởng? đó cũng là vấn đề đã làm cho nhiều người phải quan tâm và lo lắng.
Công nghệ răng sứ không kim loại thế hệ mới Cercon – Zirconia được sử dụng bằng phần mềm vi tính CAD/CAM(CAD – Computer Aided Design) – sản xuất (CAM – Computer Aided Manufacture) đều thực hiện hoàn toàn tự động dưới sự hỗ trợ của máy tính nên tính chính xác rất cao cho từng bệnh nhân.,có độ bền cứng khả năng chịu lực nhai tốt,cải thiện màu sắc,hình dáng và đặc biệt là rất khít sát với nướu răng. Cùng với yếu tố thẩm mỹ là khả năng duy trì chức năng ăn nhai được xem là yếu tố quyết định khi lựa chọn phục hình với sứ Cercon – Zirconia. Với lớp men mềm tương tự như men răng thật, không mài mòn răng thật đối diện,và có đặc tính quang học như răng tự nhiên, tính thẩm mỹ cao, trong khi giao tiếp người đối diện cũng không thể phát hiện ra , giúp nụ cười của bạn tự tin và duyên dáng hơn. Với những yếu tố đó đã làm hài lòng nhiều bệnh nhân khi lựa chọn sứ Cercon –Zirconia.
Vậy để có thể lựa chọn một loại răng sứ phù hợp với điều kiện và tính thẩm mỹ mỗi người , bạn nên đến trực tiếp nha khoa để Bác Sĩ thăm khám chính xác về : cách phục hình cũng như thời gian và chi phí phù hợp cho mỗi trường hợp khác nhau……..
Để đăng ký lịch hẹn khám với BS.Trưởng khoa Đặng Sĩ Cường , vui lòng đặt hẹn trước qua điện thoại.
Mọi thắc mắc xin liên hệ trực tiếp tại NK Đại Việt để được thăm khám và tư vấn miễn phí.
“ Nha Khoa Đại Việt ,luôn đồng hành chăm sóc sức khỏe cho cả gia đình bạn”

Răng sứ bảo vệ tủy mà vẫn đẹp


Người ta đã sử dụng loại vật liệu sứ mà không cần sườn kim loại bên trong, vừa bền cứng vừa tương hợp sinh học cao, giúp mô quanh răng không bị viêm, tính thẩm mỹ được duy trì và ngày càng như răng thật.
Hàm răng đẹp là niềm mơ ước của bao người. Có hàm răng đẹp, bạn sẽ tự tin hơn khi giao tiếp, làm cho miệng trở nên đẹp hơn, khuôn mặt hài hòa và duyên dáng hơn. Nhiều người đã có được cảm tình từ người đối diện cũng như các đối tác bằng lời ăn, tiếng nói của mình với một hàm răng đẹp.
Nhu cầu chính đáng
Trong thực tế, vì nhiều lý do khác nhau mà nhiều người không được sở hữu một hàm răng đẹp. Vì vậy, muốn cải tạo hàm răng chưa được đẹp là một nhu cầu thiết thực và chính đáng. Tuy nhiên, răng thật dù không được hoàn hảo về thẩm mỹ nhưng về khía cạnh sinh học thì vẫn tốt. Vì vậy, cả bác sĩ và người muốn làm răng sứ đều phải trả lời được câu hỏi: Có nên làm răng sứ thay răng thật của mình hay không? Nếu có thì làm như thế nào?
Các nhà nghiên cứu nha khoa đã đạt được những thành tựu và đưa ra những công nghệ kỹ thuật mới nhằm mang đến cho ngành nha những sản phẩm có hiệu quả sử dụng. Vật liệu sứ ngày nay đã đạt được mức hoàn hảo cả về chức năng sử dụng và thẩm mỹ, người ta đã sử dụng loại vật liệu sứ mà không cần sườn kim loại bên trong (sứ không kim loại) vừa có độ bền cứng lại vừa có tính tương hợp sinh học cao, tính chất này giúp cho mô quanh răng không bị viêm, tính thẩm mỹ được duy trì và ngày càng tiến sát tới ranh giới như răng thật.
Tuy nhiên, để áp dụng thành công những thành tựu đó, bác sĩ nha khoa phải có chuyên môn cao, có tình yêu và lương tâm nghề nghiệp. Vì vậy, để chỉ định làm răng sứ, trước tiên, bác sĩ phải khám kỹ khớp nhai, mô nướu và xương, chụp phim kiểm tra tủy răng, nhất là độ lớn của tủy răng so với mô răng để quyết định xem sẽ làm răng sứ loại nào (mão sứ toàn diện hay veneer sứ) để bảo vệ tủy mà vẫn đạt được thẩm mỹ. Bởi vì phải thật cân nhắc giữa thẩm mỹ và tuổi thọ của răng mà bác sĩ sẽ cho chỉ định.
Hai giải pháp
Tùy vào từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn làm răng sứ loại mão sứ toàn diện hay veneer sứ. Những trường hợp nên làm mão sứ, gồm:
- Răng nhiễm màu sậm quá mà buồng tủy không lớn quá so với mô răng còn lại.
- Răng mất men quá nhiều.
- Răng sâu lớn có miếng trám to hay phải lấy tủy do bệnh lý thì nên làm mão sứ để bảo vệ và nâng đỡ mô răng không bị bể do lực nhai.
- Răng xoay lệch nhiều.
Mão sứ giải quyết tốt các trường hợp trên, đặc biệt răng quá sậm màu, dễ thực hiện để sửa chữa những khiếm khuyết lớn nhưng dễ viêm nướu do khó thực hiện chính xác đường hoàn tất dưới viền nướu.
Những trường hợp nên làm veneer sứ, gồm: răng bị nhiễm màu ít, răng rỗ, răng nứt nhẹ, răng bị thưa. Làm veneer sứ có những chỉ định rất nghiêm ngặt, bác sĩ phải thật cân nhắc mới đạt được hiệu quả về thẩm mỹ và tuổi thọ của răng vì kỹ thuật này rất khó làm.
Làm đúng lời dặn của bác sĩ
Tuổi thọ của răng còn phụ thuộc vào những yếu tố khác như nướu răng và xương xung quanh, nên khi mài răng phải bảo đảm không làm tổn thương mô nướu và xương ổ răng.
Nếu mô nướu và xương ổ răng bị tổn thương thì sau khi gắn răng sứ, mô nướu sẽ bị viêm.
Do đó, khi quyết định làm răng sứ cho bệnh nhân, bác sĩ phải khám thật tỉ mỉ để cho một kế hoạch tối ưu và kỹ thuật phải chính xác, sao cho giữa mô răng và mô sứ có độ khít sát cao, không bị nhét thức ăn gây sâu răng.
Nướu răng và mô xương không bị tổn thương để không phát sinh bệnh nha chu mà vẫn bảo đảm chỗ ráp nối giữa mô răng và mô sứ không nhìn thấy được từ bên ngoài.
Để hàm răng sứ có được tuổi thọ cao, người sở hữu hàm răng phải kỹ lưỡng trong sử dụng và cần tuân thủ đúng lời dặn của bác sĩ.